![]() |
200m đoạn tiếp giáp đường sắt Bắc - Nam (phía đường Giải Phóng) và đường Nguyễn Hữu Thọ 20 năm vẫn vướng GPMB. |
Dù chỉ dài 1.100m, được khởi công từ năm 1997 nhưng đến nay gần 20 năm tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ vẫn còn 200m đoạn tiếp giáp đường sắt Bắc - Nam (phía đường Giải Phóng) chưa thể thi công hoàn thiện bởi vướng GPMB, khoảng 8 hộ gia đình chưa đồng thuận di dời.
![]() |
Tại “nút thắt cổ chai” đường Nguyễn Hữu Thọ (phía giáp đường sắt Bắc-Nam) không chỉ giờ cao điểm hay có tàu hỏa chạy qua, đoạn đường vẫn xảy ra ùn tắc ảnh hưởng lan rộng ra những tuyến đường lân cận.
![]() |
Cả tuyến đường rộng lớn nhưng khi đến đoạn này gặp ngay nút "thắt cổ chai" nên gây tình trạng ùn tắc hàng ngày. Nút thắt cổ chai giao thông gây khó khăn cho hàng vạn phương tiện qua lại mỗi ngày. Cả tuyến đường phải uốn “cong mềm mại” bởi nút thắt này |
![]() |
Theo các chuyên gia giao thông nếu không khai thông được các “nút thắt cổ chai” trên đường này và có các hướng lưu thông bổ trợ, bán đảo hồ Linh Đàm sẽ không bao giờ hết ùn tắc.
![]() |
Các chiến sỹ Cảnh sát giao thông đội 14, làm nhiệm vụ ở khu vực bán đảo hồ Linh Đàm cho biết: “Chúng tôi rất vất vả để điều tiết giao thông qua các điểm nút thắt trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Nhưng việc điều tiết cũng không mấy hiệu quả bởi lượng phương tiện đổ về quá lớn, đặc biệt giờ cao điểm hay những lúc chờ tàu qua”.
TheoBáo Tiền Phong
" alt=""/>Đường “cong mềm mại” ở đô thị kiểu mẫuCác em thân mến!
Dù chúng ta có làm bất cứ điều gì, trở thành bất cứ ai và thành công vượt bậc như thế nào, thì mục đích chính trong cuộc đời này, cuối cùng phải là hạnh phúc. Các em biết không: lòng biết ơn chính là chất liệu tạo nên hạnh phúc.
Khi chúng ta biết trân trọng những gì đang diễn ra trong cuộc đời mình thì mỗi ngày của chúng ta sẽ đầy ý nghĩa và hạnh phúc.
Mỗi buổi sáng khi được thức dậy, hãy cảm ơn vì mình còn đang sống khỏe mạnh, được có cơ hội gặp những người thân yêu, tiếp xúc với biết bao điều hạnh phúc. Bởi mỗi giây trôi qua trên thế giới đã có 1,8 người ra đi mãi mãi.
Khi mở mắt ra chúng ta được nhìn thấy ánh sáng, được nhìn thấy những người thân yêu là điều màu nhiệm biết bao, hãy biết ơn vì mình có một đôi mắt sáng. Bởi có những người cả cuộc đời sống trong bóng tối thì với họ ánh sáng là ước mơ xa xỉ.
Đôi tay của chúng ta còn cử động, còn được ôm người thân của mình, còn cầm nắm vật này, vật kia, đôi chân còn đi lại, chạy nhảy được là một điều kỳ diệu. Ngoài kia có rất nhiều người chỉ ước mơ một lần được đứng trên đôi chân của mình, được đi lại nhưng không bao giờ có được.
Nhưng sự sống mà chúng ta đang có cũng đâu phải tự nhiên mà có, mà là từ tinh cha, huyết mẹ, từ lúc mang thai 9 tháng 10 ngày, bao nhọc nhằn, vất vả… Từ lúc chào đời, khi chập chững, lúc biết đi, khi đi học và cả khi khôn lớn, cha mẹ luôn là người dõi theo từng bước chân của chúng ta.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Các em thân mến! Hãy tự hỏi: Có ngày nào, giờ, phút nào mà ta không đón nhận một điều gì đó từ ai khác đang làm cho mình?
Có biết bao nhiêu người ngoài kia đang gánh chịu gian khổ về mình để góp phần cho cuộc sống bình an, tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Đó có thể là những y bác sỹ, các chiến sỹ sẵn sàng đối diện với hiểm nguy, chấp nhận những rủi ro đến tính mạng của mình để bảo vệ bình an cho chúng ta. Hay những thầy cô ngày đêm trăn trở, suy tư cho những bài học, những hoạt động rèn luyện giúp học sinh trưởng thành hơn. Hay những cô bác lao công luôn giữ sạch đường phố bất kể đêm hè oi bức hay đêm đông giá rét. Không chỉ là con người, mỗi nhành cây, ngọn cỏ, mỗi con suối, cánh đồng, từng đàn chim, con cá, thiên nhiên tươi đẹp này đều đang góp phần cho sự sống của chúng ta. Thật khó có thể kể hết!
Nhưng đôi khi, chúng ta coi những điều mình đang nhận được là hiển nhiên, là nghĩa vụ mà mẹ cha, thầy cô và mọi người phải thực hiện, để rồi có thái độ thờ ơ với những điều vô cùng trân quý mà mình đang đón nhận. Lúc ấy lòng biết ơn biến mất và những sự khó chịu, oán trách bắt đầu xuất hiện. Chúng ta bất mãn với những gì mình đang có rồi phản ứng tiêu cực, làm cho mình bị tổn thương bởi nghiện game, bởi rượu, bia, thuốc lá, bởi những thói quen xấu hay thậm chí là tự hủy hoại sự sống của mình?
Không, chúng ta không được phép như vậy, chúng ta sinh ra trên đời là mang nặng bao ơn nghĩa, chúng ta đâu sống cuộc đời của riêng mình mà chúng ta còn sống cuộc đời tiếp nối, lan tỏa những điều tốt đẹp mà mình đang được đón nhận. Đó không chỉ là trách nhiệm, mà là ý nghĩa cao cả nhất của chúng ta có mặt trong cuộc sống này.
Trân quý những gì chúng ta đang có là chìa khóa để trau dồi lòng biết ơn.
Hãy trân quý và hành động tốt đẹp đến những gì chúng ta đang được đón nhận. Đó chính là lẽ sống của tự nhiên. Giống như những câu thơ của Tố Hữu:
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?"
Vì vậy đừng chờ đợi! Đừng đợi đến khi trưởng thành, đợi đến khi thành công mới thực hành biết ơn. Và cũng đừng suy nghĩ rằng lá thư ngỏ này chỉ để giáo huấn về biết ơn và kêu gọi trả ơn những gì mình đón nhận. Đây là thông điệp, là lời nhắc về chất liệu tạo nên hạnh phúc luôn sẵn có bên trong mỗi chúng ta. Còn biết ơn là còn hạnh phúc, ai bỏ quên thì người đó thiệt thòi cho mình mà thôi. Càng biết ơn thì chúng ta đón nhận càng nhiều những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Khi trái tim ta đầy ắp sự biết ơn là ta đang mở cửa để đón nhận hạnh phúc.
Hãy hành động, từ những điều nhỏ và đơn giản nhất, đôi khi chỉ một nụ cười, ánh mắt, một câu cảm ơn, hay hành động tử tế dù rất nhỏ như tiết kiệm nước, bỏ rác đúng chỗ, không lãng phí đồ ăn…, để biết rằng ta đang hạnh phúc vì được cho đi và lan tỏa những điều tốt đẹp, yêu thương đến cuộc sống này.
Đó chính là cách mà ta lựa chọn hạnh phúc cho mỗi ngày.
Xin gửi lời tri ân đến tất cả các em học sinh, quý thầy cô, quý phụ huynh cùng tất cả những điều đang góp phần tạo nên thành công cho một năm học trưởng thành và hạnh phúc hơn khi cùng nhau thực hành Sự biết ơn và lan tỏa những điều tốt đẹp đến với cuộc sống này.
Trân trọng
Trao đổi với VietNamNet, Trịnh Huy Minh cho biết hiện tại, em đã dừng việc trồng nấm tại trang trại 2.000 mét vuông tại Yên Đài, Ba Vì để tập trung cho cơ sở trồng nấm mới được đặt ngay trong khuôn viên của Trường ĐH Lâm Nghiệp.
Cơ sở trồng nấm mới của Minh nằm trên mảnh đất rộng 180m2, thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Trường ĐH Lâm Nghiệp). Bắt đầu từ cuối tháng 3, Minh bắt tay vào xây dựng một nhà lạnh với diện tích 30m2 để trồng nấm hương trên diện tích đất được nhà trường cho mượn.
![]() |
Trịnh Huy Minh bên trong cơ sở trồng nấm hướng do chính tay em xây dựng trên phần đất do nhà trường giao. Ảnh: Lê Văn. |
Minh cho biết, hiện em đang gần kết thúc vụ thu hoạch nấm hương đầu tiên từ cơ sở mới. Sản phẩm được bán trực tiếp cho một thương hiệu nấm tại Hà Nội. "Tới hiện tại, em vẫn đang tiếp tục thu hoạch nhưng đã gần hòa vốn cho vụ đầu tiên" - Minh hào hứng nói.
Minh kể, vào thời điểm em lên tìm hiểu Trường ĐH Lâm nghiệp trước khi quyết định nộp đơn vào trường để học ngành công nghệ sinh học, em và mẹ đã gặp thầy Bùi Văn Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Khi đó, thầy Thắng có gợi ý em sẽ cho em mượn diện tích đất này để trồng nấm.
Tuy nhiên, vì chỉ mới bắt đầu trồng nấm tại cơ sở ở Ba Vì, chưa dám chắc chắn nên Minh cũng không dám nhận lời với thầy Thắng.
Đến cuối tháng 3 năm nay, Minh đã quyết định lên gặp thầy Thắng và sau đó là hiệu trưởng nhà trường đề xuất trường giao diện tích đất này cho mình, để em triển khai việc trồng nấm kết hợp với nghiên cứu. Đề xuất của Minh rất nhanh được thầy hiệu trưởng và thầy Thắng đồng ý.
Trong khi đó, thầy Bùi Văn Thắng cho biết, Viện Công nghệ sinh học của trường có 2 khu thực nghiệm trồng trọt và chăn nuôi để các giảng viên và sinh viên có thể tiến hành các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
Thấy Minh có đam mê, nhà trường lại có đất trống trong khu thực nghiệm trồng trọt nên thầy Thắng đã đồng ý giao phần đất này để Minh vừa sản xuất vừa kết hợp các nghiên cứu khoa học.
Bố không ủng hộ nhưng vẫn cho tiền
Hiện tại, để thuận tiện cho việc trồng nấm tại cơ sở mới và học tập, Minh chuyển hẳn lên ở tại căn phòng nhỏ ngay cạnh khu sản xuất nấm mới. Mẹ em cũng từ quê ra ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ con trai.
Cô Trịnh Thị Lan Anh, mẹ của Minh, cho biết hiện tại chỉ có một mình Minh ở khu vực sản xuất nấm nên cô muốn lên đây ở cùng con trai để chăm sóc con. Bên cạnh đó, cô cũng là một giáo viên dạy chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) nên có nhiều việc cô vẫn có thể hỗ trợ cho Minh trong học tập và sản xuất.
Trao đổi thêm, cô Lan Anh cho biết khi nghe Minh nói về ý định chuyển nghề trồng nấm từ năm cuối ở ĐH Ngoại thương, cả gia đình cô ai cũng phản đối. Sau đó, bản thân cô cho rằng, là một giáo viên luôn khuyến khích học sinh tìm tòi, đam mê khoa học, cô cần phải tôn trọng quyết định của con nên đã ủng hộ Minh đi theo con đường mà em đã chọn.
Bố của Minh tới nay vẫn không ủng hộ nhưng tôn trọng quyết định của Minh. "Mặc dù không ủng hộ nhưng ông vẫn cho Minh mượn tiền để xây dựng cơ sở trồng nấm mới" - cô Lan cười chia sẻ.
Về công việc sắp tới, Minh cho biết, hiện tại, với số vốn chưa lớn, em mới chỉ dùng được một phần nhỏ diện tích đất mà trường giao. Tới đây, em sẽ mở rộng cơ sở trồng nấm của mình. Ngoài nấm hương em cũng sẽ trồng thêm nhiều loại nấm khác.
Bên cạnh đó, Minh cũng muốn phát triển nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đơn thuần là trồng nấm để bán. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
Lê Văn
" alt=""/>Cử nhân Ngoại thương thi vào Lâm nghiệp được trường giao đất khởi nghiệp